Lá cẩm là loại thực vật gần gũi, được người dân vùng cao trồng để lấy lá nấu xôi ngũ sắc, tắm cho trẻ nhỏ, hay điều trị bệnh. Mới đây, nhiều người dân thành phố cũng thích dùng lá cẩm để tạo màu sắc cho nhiều món ăn khác nhau tạo nên sự phong phú trong hương vị. Và món ăn được người dân sử dụng lá cẩm nhiều nhất chính là những đĩa xôi được bày trên ban thờ gia tiên. Công đoạn sơ chế lá cẩm như thế nào để có được màu như mong muốn hãy cùng chúng tôi thực hiện qua bài sau

Cách sơ chế lá cẩm tím tươi

Lá cẩm rửa sạch, cắt thành khúc khoảng 2-3 cm, sau đó cho vào xoong đun tới khi sôi, bạn cần vặn lửa nhỏ lại. Không nên để to vì lá cẩm có màu hữu cơ, sắc tố màu anthocyanin khi ở nhiệt độ cao sẽ làm nước cạn và hiện tượng caramen hóa bắt đầu xảy ra, màu của nước lá cẩm sẽ bị tối.
Đợi khoảng 15 phút rồi nhấc ra chắt lấy nước màu tím và bỏ đi phần lá.
Lưu ý khi đun lá cẩm: Các bạn nên đun 2 lần để tiết kiệm vì đun 1 lần thì lượng sắc tố trong lá cẩm mới chỉ ra được khoảng 85%. Do vậy, lần đầu ta nên đun lá cẩm với 1,5l nước đến khi sôi thì đổ ra bát vẫn giữ nguyên lá cẩm đã đun để đun tiếp lần 2, khi đã chắt xong cho thêm 1l nước nữa vào nồi đun tới khi sôi thì chắt ra và đổ nước của cả 2 lần đun với nhau cho đều. Khi bỏ lá bạn nên vắt cho sạch nước ở lá.

Dùng lá cẩm tím để nấu xôi 

Nguyên liệu

Gạo nếp: 3kg
Lá cẩm: 1kg
Muối hạt: 15g
Nước cốt dừa: 120ml

Các bước tiến hành

Bước 1: Gạo nếp vo sạch, để ráo nước.
Bước 2: Lấy lá cẩm cho vào nồi đun (như đã được hướng dẫn ở trên), sau đó cho gạo vào ngâm. Bạn phải chú ý khi ngâm gạo phải để gạo ngập trong nước lá cẩm do trong quá trình ngâm, gạo sẽ nở ra và hút nước làm cạn bớt lượng nước đi.
Ngâm gạo nếp với lá cẩm từ 6-8h như vậy món xôi tím lá cẩm sẽ ngon và bùi hơn.

ngâm gạo nếp với nước lá cẩm

Bước 3: Sau khi đã ngâm gạo với nước lá cẩm trong khoảng thời gian nhất định, bạn vớt gạo ra và cho vào chõ xôi để xôi có thể chín. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nồi cơm điện để nấu món xôi này. Khi xôi đã chín, các bạn tưới đều nước cốt dừa lên xôi rồi đảo đều nấu thêm 5-7 phút nữa cho nước cốt dừa ngấm đều vào xôi thì tắt bếp.
Bước 4: Xôi đã chín bạn múc ra đĩa, bạn có thể sử dụng các khuôn có hình, hay chữ: Phúc, Lộc, Tài, … để bày lên ban thờ gia tiên được trang trọng và lịch sự hơn.

xôi lá cẩm tím

Lưu ý khi nấu xôi:

-Gạo đãi qua nước cho sạch cám và bụi, tránh đãi gạo lâu sẽ làm nước lã ngấm vào hạt gạo làm giảm độ bám màu.
- Nếu thời gian ngâm ngắn thì dùng nước còn ấm, ngâm dài chừng 8 tiếng thì dùng nước nguội.
- Có người đãi gạo lại sạch nước ngâm, điều này là tùy quan niệm. Cần lưu ý trường hợp lượng lá màu ít, việc đãi lại gạo gây nhạt màu.
- Khi nấu, bạn nên giữ ngọn lửa vừa phải, đặc biệt khi nước đã sôi cần giảm lửa, tránh hơi nước quá mạnh, xôi chín không đều và bị ướt.
- Nên đồ xôi làm 2 lượt, lần 1 khi xôi chín tới, ta múc xôi ra mâm để xôi nguội, sau đó lại đồ tiếp lần 2 chừng 15p. Như thế xôi sẽ chín kỹ và mềm lâu.
Chúc các bạn thành công trong việc sử dụng lá cẩm tươi để nấu xôi nhé!
Để tiết kiệm thời gian sơ chế lá cẩm tím tươi cho các bạn, Chợ quê có bán bột lá cẩm tím thuận tiện trong việc nấu các món ăn cho gia đình và người thân. Các bạn muốn mua xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0967.694.021 để nhận được sự tư vấn nhiệt tình của đội ngũ nhân viên chúng tôi.

 

 

Sản phẩm ưu tiên

Nổi bật