Bánh gai Cao Bằng gắn liền với một truyền thuyết. Người dân nơi đây vẫn kể rằng vào thời vua Lý Thái Tông (đầu thế kỷ 10), giặc Tống sang xâm lược nước ta, thủ lĩnh của người Cao Bằng là Nùng Trí Cao đã chỉ huy quân dân vùng biên ải đánh giặc. Đồng bào làm bánh gai cho các chiến binh đem theo làm lương khô ra trận. Bánh được xâu thành từng cặp để đeo bên người cho tiện cho nên người Tày, Nùng gọi là pẻng tải (bánh đeo).

 

  

 

Để làm bánh, người ta phải chuẩn bị các nguyên liệu chính gồm:

- Gạo nếp
- Bột lá bánh gai
- Đường phên
- Đỗ xanh (hoặc lạc rang giã nhỏ) để làm nhân bánh, một số nơi còn cho thêm cả chút dừa bào sợi vào nhân cho thêm ngon
- Lá chuối đã được phơi ngoài nắng cho mềm để gói bánh. Dây chuối khô

Cách làm:

Bột bánh

- Trước tiên là đem gạo nếp đi ngâm nước trong khoảng một buổi, rồi đem gạo đó đi xay thành bột.
- Khi mới xay xong, bột sẽ ở dạng lỏng vì có nhiều nước. Người ta phải cho vào một cái túi vải, đem treo lên khoảng nửa buổi cho chảy nước. Đến khi còn lại dạng bột mềm mềm, có thể nặn mà không bị nhão, dính tay là được.
- Cho bột lá gai hòa với nước, sau đó đem đun lên tạo thành hỗn hợp màu đen sệt.
Lưu ý: Không trộn bột trực tiếp với bột lá gai, bắt buộc phải nấu bột lá gai với nước tạo thành hỗn hợp có màu đen sệt
- Lấy đường phên về đun sôi chảy ra rồi trộn với nước bột lá gai tạo thành một hỗn hợp mật sền sệt. Đem hỗn hợp này cho vào bột gạo ở đã chuẩn bị ở trên, cho vào cối đá giã nhuyễn.
- Thành phẩm sau khi giã xong sẽ là hỗn hợp bột có màu đen mịn, dẻo quánh, có mùi thơm của cả bột nếp, lá gai và mật đường phên.

 

 

 

Nhân bánh

- Đậu xanh cà ngâm nước nóng khoảng 2 giờ, hong chín, giã nhuyễn mịn. Mỡ gáy heo luộc chín, xắt hạt lựu nhỏ, trộn với khoảng 2 muỗng cà phê đường cát trắng, để chỗ thoáng cho đến khi tan đường, mỡ trở trong. Vớt lấy phần mỡ, bỏ nước đường dư. Dừa nạo sợi trụng qua nước sôi, để ráo.
- Trộn đều hỗn hợp đậu xanh, mỡ hạt, dừa, đường ( có thể cho thêm lạc rang giã nhỏ).

 

 

 

Nặn bánh và gói bánh

- Người ta sẽ nặn bánh thành từng miếng hình tròn hơi dài, cho nhân lạc hoặc đỗ xanh vào giữa rồi nắm lại sao cho phần bột bánh bọc kín phần nhân bánh, cho vào lá chuối để gói.
- Trải lá chuối ra, đặt 2 phần bánh đã nặn cách nhau khoảng 5cm, rồi bọc lại. Sau đó gập đôi khoảng trống ở giữa và cột lại bằng lạt mềm hoặc đây chuối khô.

 

 

 

- Sau khi đã gói bánh xong thì mang đi hấp
- Hấp bánh trong xửng nhiều nước và để sôi lớn lửa, xếp thưa bánh và không quá hai chồng bánh để bánh dễ chín đều. Từ lúc đun bánh, cứ thắp một nén nhang, đến khi nén nhang cháy hết thì cũng là lúc bánh chín.

 

 

 

Khi ăn, phải tước lá chuối gói bánh thành từng sợi nhỏ vì bánh dễ bị dính theo lá. Lớp bánh sau khi bóc xong sẽ có màu đen nhánh, mềm mượt, dẻo thơm, ăn rất ngon mà không hề ngấy. Bánh có thể bảo quản được lâu ngày mà không sợ hỏng. Nếu để lâu, có thể đem bánh hấp lại trước khi ăn hoặc đem rán lên ăn cũng rất ngon.

Mua bột lá gai khô nguyên chất, không hóa chất, không chất bảo quản. Đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP.
Vui lòng liên hệ: 0967.694.021 để đặt hàng và tư vấn về sản phẩm.
Hotline: 0984 845 724

Xem thêm:  Cách làm bánh gai Hải Dương

                     Cách làm bánh gai gấc

                     Cách làm bánh ít bột lá gai

                     Địa chỉ bán bột lá gai uy tín

Sản phẩm ưu tiên

Nổi bật